Theo thống kê của Tổ Chức Sức Khỏe Thế Giới (WHO), vào năm 2011, Việt Nam đứng thứ 7 trên thế giới về số ca bị tai biến mạch máu não (TBMMN) với tỉ lệ cứ 100,000 người thì có 173 người bị mắc chứng này.
1. Thế nào là tai biến mạch máu não?
Tai biến mạch máu não xảy ra khi đường dẫn máu
đến nuôi não bị tắc nghẽn. Thời gian máu lên não bị tắc nghẽn càng lâu thì não
càng bị tổn thương nặng hơn. Nếu TBMMN không được chữa trị kịp thời thì tổn
thương não sẽ dẫn đến bại liệt, tàn tật, hoặc tử vong.
Có 2 loại TBMMN chính:
1. Nhồi máu não (do tắc mạch máu): chiếm 80-90%
các ca TBMMN. Nhồi máu não xảy ra khi có vật cản ngăn máu chảy về não. Vật cản
này có thể được tao ra ở đâu đó trong cơ thể và bị kẹt lại khi đến mạch máu
não, hoặc cũng có thể được tạo ra ngay trong mạch máu não.
2. Chảy máu não (do vỡ mạch máu): mạch máu não
bị bể ra và máu trào ra ngoài dưới áp suất cao, đè lên các mạch máu não khác
dẫn đến tổn thương và tử vong. Việc chảy máu trong não này rất khó ngăn chặn và
vì thế cũng dẫn đến tỉ lệ tử vong cao hơn.
Hai loại này phải được chữa trị khác nhau và
thường được chẩn đoán bằng cách chụp X-quang toàn đầu (CT scan) và đôi khi là
chụp cộng hưởng từ (MRI).
2. Kiểm chứng TBMMN: cười, vẫy, nói
Hình minh họa ở trên là một ca tiêu biểu của TBMMN. Sau đây là bài kiểm chứng nhanh để xác định một
người có bị TBMMN hay không:
- C = cười: một
bên mặt bị xụi xuống, không cười được
- V = vẫy: không
thể giơ hai tay lên vẫy được
- N = nói: bị
líu lưỡi và không thể hiểu được những câu đơn giản
Hãy gọi ngay 115 (nếu bạn sinh sống ở Việt Nam)
khi bạn thấy ai đó có những biểu hiện kể trên của TBMMN nhé!
3. Nguyên nhân dẫn đến
TBMMN
Khi các thành phần như cholesterol, canxi, chất
béo, và các chất khác bị dồn chất lên nhau thì sẽ làm cho mạch máu bị hẹp lại,
dễ tạo nên khối đông cản trở lưu thông máu. Khi cục đông bị bể ra thì sẽ làm
tắc nghẽn những mạch máu não nhỏ hơn. Và thỉnh thoảng, mạch máu não sẽ bị bể
dẫn đến chảy máu não.
4. Những nguy cơ dẫn
đến TBMMN
Những điều kiện mãn tính làm tăng khả năng TBMMN
gồm có: (1) lượng cholesterol cao, (2) cao huyết áp, (3) béo
phì, và (4) tiểu đường. Ngoài ra, TBMMN còn phụ thuộc yếu tổ gen di truyền trong
gia đình, giới tính (nam giới có nguy cơ bị TBMMN cao hơn nữ giới nhưng phụ nữ
bị TBMMN thì thường dễ bị tử vong hơn đàn ông), và chủng tộc.
5. Làm sao để giảm
thiểu nguy cơ TBMMN?
(1) Một chế độ dinh dưỡng với hàm lượng
cholesterol và chất béo thấp sẽ có khả năng giảm nguy cơ TBMMN rất cao vì nó
giảm thiểu khả năng mạch máu bị tắc nghẽn do sự tồn đọng của cholesterol và
chất béo.
(2) Tránh ăn mặn vì ăn mặn làm tăng huyết
áp.
(3) (4) Tránh béo phì và tiểu đường bằng việc ăn
uống điều độ, tăng cường rau củ quả, hạt nguyên, cá, giảm bớt thịt, và đi kèm với việc tập thể dục thể thao ít nhất
30 phút mỗi ngày.
Ngoài ra, không hút thuốc lá (và các loại thuốc gây nghiện khác), không uống bia rượu cũng sẽ giúp làm giảm thiểu nguy cơ TBMMN.
No comments:
Post a Comment