1. Phản vệ là gì?
Phản vệ là sự dị ứng quá mức của
cơ thể với một thứ gì đó, dẫn đến nguy hiểm tính mạng, với những triệu chứng
như sưng tấy, nổi mẩn, tụt huyết áp, và mạch máu bị trương phồng lên. Trong
những trường hợp nặng, bệnh nhân có thể còn bị sốc nữa, và có thể dẫn đến tử
vong nếu không được chữa trị kịp thời.
Phản
vệ xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo ra kháng thể globulin miễn dịch
E để chống lại một chất gây dị ứng nào đó một cách thái quá, ngay cả khi chất
đó là vô hại, ví dụ như thức ăn hằng ngày. Cơ thể của bạn có thể sẽ không có
phản ứng gì với lần đầu tiên tiếp xúc chất gây dị ứng đó. Nhưng sẽ có thể tạo
ra kháng thể để chống lại chất đó ở những lần tiếp xúc thứ 2, thứ 3… Và một khi
cơ thể bạn đã tạo ra kháng thể chống lại chất dị ứng đó, thì khi bạn tiếp xúc
với chất gây dị ứng đó lần nữa, cơ thể bạn sẽ tạo ra một lượng protein
histamine cực lớn, dẫn đến những triệu chứng phản vệ kể trên.
Đây là hình ảnh của một em bé bị sốc phản vệ (nguồn: http://news.bbcimg.co.uk/media/images/72609000/jpg/_72609221_facialswelling2.jpg).
2. Dấu hiệu nào để
nhận biết phản vệ?
Phản
vệ thường bắt đầu với việc ngứa mắt và ngứa mặt kinh khủng, và sau chỉ vài
phút, sẽ dẫn đến những triệu chứng nặng hơn, ví như: khó nuốt, khó thở, đau
bụng, chuột rút, ói mửa, tiêu chảy, nổi mẩn, và sưng mạch máu dưới da.
Nếu
bạn có những triệu chứng phản vệ kể trên, bạn cần đi bác sỹ ngay lập tức. Sau
đó phản vệ có thể tiếp tục tiến triển nặng hơn với việc tăng nhịp tim, cơ thể
yếu đột xuất, huyết áp máu xuống nhanh, sốc, cuối cùng là bất tỉnh và có thể là
tử vong.
3. Điều gì gây nên
phản vệ?
Thức
ăn thường là nguyên nhân chính dẫn đến phản vệ. Các loại thức ăn thường gây ra
phản vệ đó là các loại hạt, các loại hải sản có vỏ cứng như tôm, cua, các sản
phẩm từ sữa, lòng trắng trứng, và hạt vừng. Bị ong đốt cũng có thể dẫn đến phản
vệ.
Ngoài
ra, việc tập thể thao ngay sau khi ăn uống một loại thức ăn dễ gây dị ứng nào
đó cũng có khả năng gây ra phản vệ.
Một
số loại thuốc cũng có thể dẫn đến phản vệ.
Phấn
hoa và các thể loại chất gây dị ứng khác qua đường hô hấp thường hiếm khi gây
ra phản vệ.
Một
số chất có thể gây ra phản ứng phản vệ. Phản ứng phản vệ cũng giống và nguy
hiểm như phản vệ, nhưng lại không dính dáng đến globulin miễn dịch E. Lý do
thường dẫn đến phản ứng phản vệ là cá và một số thuốc men (ví dụ như thuốc
nhuôm màu phóng xạ tiêm trong tĩnh mạch)
4. Làm sao để chẩn
đoán phản vệ?
Phản
vệ được chẩn đoán dựa trên những triệu chứng đã kể trên. Những ai có lịch sử
bệnh án với nhiều ca dị ứng thường có nguy cơ bị phản vệ nặng hơn.
Việc
kiểm tra mẫu da có thể giúp nhận dạng nguyên tố nào đã dẫn đến dị ứng nặng. Tuy
nhiên nếu bạn nghi ngờ rằng mình có thể bị phản vệ với chất sử dụng để kiểm tra
mẫu da thì bạn không nên thực hiện việc kiểm tra mẫu da này.
5. Chữa trị phản vệ
như thế nào?
Chỉ
có một cách điều trị phản vệ nhanh nhất đó là tiêm trực tiếp epinephrine (là
một loại adrenaline) vào cơ thể và nó sẽ có khả năng nhanh chóng loại bỏ các
triệu chứng phản vệ. Thường epinephrine
được tiêm tự động vào cơ thể và nơi để tiêm thuốc này hữu hiệu nhất là ở đùi
bệnh nhân.
Ngoài
epinephrine ra, việc truyền dịch và thuốc cũng được sử dụng để giảm sốc phản
vệ, giúp tim và hệ tuần hoàn hoạt động bình thường trở lại. Sau khi cơ thể đã
ổn định, anti-histamines và steroids sẽ được dùng để tiếp tục giảm nhẹ các
triệu chứng phản vệ hơn nữa.
Nếu
bạn ở gần ai bị sốc phản vệ, hãy gọi ngay 115.
6.
Phải chuẩn bị thế nào cho phản vệ?
Nếu
bạn biết mình dễ bị phản vệ khi bị ong đốt hay ăn nhầm một chất gây dị ứng nào
đó, thì bạn nên hỏi bác sỹ kê đơn cho bạn một túi đựng mũi tiêm epinephrine, và
luôn đem theo bên mình để có thể sử dụng kịp thời.
Ngoài
ra, bạn nên thông báo với cơ quan bảo hiểm y tế của chính bạn về tình trạng dị
ứng của bạn, đặc biệt là các loại thuốc có thể khiến bạn bị dị ứng, trước khi
bạn chữa trị bất kỳ bệnh gì, và nhất là trước khi bạn cần chữa trị tại nha
khoa.
Bạn
cũng nên đem theo một tờ ghi chú bên mình về tình trạng dị ứng của bạn để lỡ
không may bạn bị sốc phản vệ thì sẽ được cấp cứu phù hợp và kịp thời.
Để đảm bảo được sức khỏe của thủy hải sản, chúng ta nên Sử dụng máy Ozone trong nuôi trồng thủy sản. Bởi lẽ, đây là giải pháp ổn định nhất, tiêu diệt hoàn toàn các loại vi khuẩn có hại. hãy tham khảo các loại máy ozone hiện đại nhất tại: http://mayozone.com.vn/
ReplyDelete