Ngày 22/4/2015 vừa qua, một nhóm các
nhà khoa học tại Trung Quốc, dẫn đầu bởi nhà nghiên cứu gen Junjiu Huang tại
đại học Sun Yat-sen (Tôn Dật Tiên) tỉnh Quảng Đông, đã công bố kết quả của thí nghiệm biến đổi
gen từ trong phôi thai người đầu tiên trên thế giới qua tạp chí khoa học
Protein & Cell. Theo lời của một nguồn tin từ Trung Quốc thì hiện tại có ít
nhất 4 nhóm nghiên cứu khác trong nước đang theo đuổi việc biến đổi gen từ
trong phôi thai người này! Ngoài ra, trên thế giới cũng có những tin đồn rằng
có những nhóm các nhà khoa học khác đã hoặc đang tiến hành những nghiên cứu
tương tự trong bí mật.
Vậy họ đã làm điều đó thế nào?
1. Chọn lựa phôi thai
Để
tránh những tranh luận về vấn đề đạo đức, nhóm nghiên cứu của tiến sỹ Huang đã
sử dụng những phôi thai người được thụ tinh trong ống nghiệm nhưng đã bị loại
bỏ vì có 2 tinh trùng trong một trứng, dẫn đến việc tế bào phôi thai này tuy
vẫn phát triển được nhưng sẽ không sống được thành người.
Điều
này tuy nhiên cũng là một hạn chế vì thí nghiệm trên phôi thai lỗi sẽ có khả
năng đưa ra những kết quả không chính xác, và do đó, kết quả nhận được có thể
sẽ không áp dụng được trên phôi thai bình thường.
Những
phôi thai lỗi này ngoài ra còn bị đột biến gen HBB, dẫn đến
chứng bệnh di truyền về máu gây tử vong gọi là β-thalassaemia. Và đây cũng
chính là gen mục tiêu mà nhóm nghiên cứu này sẽ thay đổi.
2. Sửa chữa gen bị
lỗi
Tiếp
đó họ tiêm vào những phôi thai này một tổ hợp chất xúc tác gọi là CRISPR/Cas9.
Tổ hợp chất này có khả năng nhận diện gen bị lỗi, cắt bỏ nó, và thay thế đoạn
gen lỗi ấy bằng một đoạn gen bình thường.
Tổ
hợp CRISPR/Cas9 này đã được sử dụng nhiều trong nghiên cứu tế bào người trưởng
thành và tế bào phôi thai động vật. Nhưng đây là lần đầu tiên nó được dùng trên
tế bào phôi thai người.
3. Kiểm tra kết
quả
Sau
khi tiêm CRISPR/Cas9 vào tế bào phôi thai, họ chờ 48 tiếng để tổ hợp xúc
tác này có đủ thời gian "hành động" và tế bào phôi thai có đủ thời
gian để nhân lên thành 8 tế bào.
Trong
86 phôi thai được tiêm tổ hợp xúc tác, 71 phôi thai sống sót, 54 trong số đó
được kiểm tra gen, chỉ có 28 trong số 54 đó đã được cắt bỏ gen lỗi, và chỉ một
phần nhỏ trong số 28 phôi thai trên được thay thế bởi gen lành mạnh, bình thường. Nếu
muốn sử dụng phương pháp này trên người thì tỉ lệ thành công phải rất gần với
100%. Nên theo kết luận của nhóm này, phương pháp này vẫn cần phải được cải
thiện về nhiều mặt.
Ngoài
ra họ còn tìm ra những biến đổi gen nằm ngoài gen mục tiêu, gây ra do tổ hợp
chất xúc tác được tiêm vào. Điều này đồng nghĩa với việc phương pháp biến đổi
gen này vẫn chưa có khả năng hoạt động tối ưu trên phôi thai người. Và như vậy
sẽ rất nguy hiểm vì những đột biến gen không mong muốn ấy có thể dẫn đến những
biến đổi nguy hiểm không lường trước được hậu quả ở người.
Kết
quả này cũng gợi nhớ đến một thử nghiệm biến đổi gen đầu tiên trên thế giới cho
20 em bé bị nhiễm bệnh di truyền tự miễn dịch X-SCID được công bố vào năm 2002.
Trong số 20 em được chữa trị, 18 em đã có lại được hệ thống miễn dịch bình
thường, nhưng 5 em trong số đó bị bệnh ung thư máu trắng (leukemia) gây ra do
một biến đổi gen nằm ngoài mục tiêu (off-target) tạo bởi chính phương pháp chữa
trị.
4. Khoa học và đạo đức
Câu
hỏi muôn thuở của việc biến đổi gen từ trong phôi thai người là nên hay không
nên? Cũng như với việc sinh sản vô tính ở người, luôn có một làn ranh giới mỏng
manh giữa những mục đích tốt đẹp và đen tối của nghiên cứu này!
Phía
những người ủng hộ thì cho rằng nếu phương pháp này thành công thì sẽ chữa được
vô số những bệnh di truyền từ trước khi đứa bé được sinh ra. Còn phía những
người phản đối thì cho rằng việc nghiên cứu thay đổi gen từ trong phôi thai sẽ
dẫn đến những hậu quả khó lường ngoài tầm kiểm soát gây nguy hại đến mạng sống,
hoặc thậm chí sẽ cổ súy cho việc tạo ra những "siêu con người" phục
vụ cho những mục đích không chính đáng.
Cũng
vì lý do đạo đức này mà kết quả nghiên cứu trên đã bị hai tạp chí khoa học danh
tiếng nhất thế giới là Nature và Science từ chối xuất bản.
Còn
bạn, bạn nghĩ sao?
No comments:
Post a Comment