Con người chính là bộ máy tự tồn và
tự huỷ phức tạp nhất và hoàn hảo nhất, vì họ đã được tạo ra như thế!
1. Tuổi già đến từ bên trong những
tế bào
Vào
năm 1961, hai nhà khoa học người Mỹ Leonard Hayflick and Paul Moorehead đã phát
hiện ra tế bào con người có tuổi thọ nhất định và không thể nhân lên mãi trong
phòng thí nghiệm. Phát hiện này đã mở đầu cho một giai đoạn mới trong nghiên
cứu về lão hóa, dẫn đến khám phá rằng khi các tế bào càng lớn tuổi thì khả năng
sinh sản của chúng cũng chậm dần rồi mất hẳn; và đó cũng là lúc con người già
đi để rồi qua đời. Điều này cũng góp phần giải thích vì sao chú cừu Dolly được
nhân giống bằng sinh sản vô tính vào năm 1996 chỉ sống được đến 6 tuổi, khi mà
tuổi thọ trung bình của nó lẽ ra phải là 11-12 năm: lý do có thể là vì cừu
Dolly được nhân giống từ một tế bào trưởng thành của một chú cừu đã 6 năm tuổi.
2. Tế bào lão hóa được tìm thấy
trong phôi thai
Đến
tháng 11/2013, cả thế giới lại được một phen chấn động khi 3 nhóm nghiên cứu
độc lập (2 nhóm từ Tây Ban Nha, 1 nhóm từ Israel) cùng công bố một kết quả: họ
tìm thấy tế bào lão hóa trong phôi thai của chuột và gà (trong hình minh họa lấy từ http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S0092867413013597,
những phần nhuộm xanh là bằng chứng của sự có mặt của tế bào đã lão hóa). Điều
này đáng kinh ngạc ở chỗ chưa ai nghĩ rằng phôi thai lại là nơi tế bào lão hóa
tồn tại cả. Ai cũng nghĩ rằng tế bào lão hóa chỉ xuất hiện trong quá trình lão
hóa khi cơ thể lớn tuổi mà thôi.
Phát
hiện này đã giúp các nhà khoa học đưa đến kết luận rằng quá trình lão hoá của tế
bào xảy ra ngay từ giai đoạn phôi thai để điều chỉnh sự phát triển của thai nhi
sao cho nó hoàn hảo nhất bằng cách tự diệt những gì dư thừa, những gì không phù
hợp cho thai nhi trong quá trình thai nhi phát triển thành một cơ thể trưởng
thành.
Đến
khi lớn lên, quá trình lão hoá của tế bào giúp con người chống lại sự phát
triển của những tế bào bị lỗi bằng cách làm lão hóa những tế bào có hại đến sự
hài hòa của cơ thể, giúp hạn chế tối đa sự phát triển của các loại bệnh tật,
khối u. Điều này giải thích vì sao trẻ thường khoẻ!
Đến
khi về già, cũng chính quá trình lão hoá tế bào này khiến cho cơ thể tăng nguy
cơ bị bệnh tật và dễ dàng bị ung thư hơn. Tế bào ung thư đơn giản là những tế
bào đã thoát ra khỏi quá trình lão hoá để trở nên bất tử và sinh sản vô chừng,
tạo ra khối u. Khi tế bào thoát khỏi lão hóa để trở nên bất tử, thì cũng chính
quá trình lão hóa tế bào này giúp cho chúng phân tán đi nhanh hơn đến các nơi
trong cơ thể, tạo ra nhiều khối u để hủy diệt con người nhanh hơn. Chính vì thế
ung thư còn được gọi là bệnh của tuổi già vì nó thường xảy ra khi cơ thể bắt
đầu già nua! Và ung thư cũng chính là quá trình tự hủy lớn nhất của con người!
Ở đây có một chút châm biếm đó là tế bào ung thư là tế bào thường bị đột biến
thành bất tử, tạo ra khối u nuôi sống trên sự chết dần chết mòn của chính chủ
nhân nó, để cuối cùng, nó cũng không thể nào bất tử mãi mãi, khi chủ nhân nó
cũng vì nó mà rồi tan ra thành tro bụi!
3. Lão hóa, tiến hóa, và sự trường
xuân
Các
nhà khoa học cũng đã tìm ra sự tồn tại của nhiều gen trong cơ thể hoạt động hai
mặt như thế, gọi là gen đa mặt (pleiotropic genes). Chúng có khả năng khi thì
hỗ trợ, khi thì gây hại đến cùng một quá trình nào đó trong cơ thể tùy vào thời
điểm thích hợp. Và cũng như lão hoá tế bào (senescence), hầu hết mọi thứ hoạt
động trong cơ thể con người đều là những con dao hai lưỡi, bảo vệ họ khi cần,
và huỷ diệt họ khi cần.
Theo
luật tiến hoá, nếu con người không tự tồn thì sẽ gây mất thăng bằng sinh thái
trong chuỗi thức ăn của cả vũ trụ. Nhưng cũng theo thuyết tiến hoá này, nếu họ
không tự diệt thì cũng sẽ làm mất cân bằng sinh thái đó! Do đó, lão hóa là hoàn
toàn phù hợp với thuyết tiến hóa này!
Dẫu biết thế, nhưng một trong những tham vọng lớn
nhất của con người qua mọi thế hệ vẫn là làm sao trẻ mãi không già! Bây giờ
cũng vẫn thế! Do đó ngành nghiên cứu chuyên về lão hóa (aging) đang là đề tài
nóng bỏng hiện giờ. Con người hy vọng có thể “lập trình” lại các tế bào để
chúng trẻ mãi mà không đi qua lão hóa, khi đó, họ sẽ không bị già đi nữa. Một
trong những kết quả củng cố cho giả thuyết nếu tế bào trẻ thì cơ thể cũng sẽ
trẻ này đó là khi người ta phẫu thuật nối hệ tuần hoàn của một con chuột già và
một con chuột trẻ với nhau thì máu từ con chuột trẻ đã khiến con chuột già trẻ
lại. Đáng nói hơn là kết quả này được tìm ra bởi nhiều nhóm nghiên cứu độc lập
từ 2005 đến 2013 ở các nơi trên thế giới.
Theo
bạn thì con người có thể lập trình lại lão hóa, thắng được luật tiến hóa để đạt
đến sự trường sinh bất lão không?
No comments:
Post a Comment