1. Đại dịch “cô đơn” cũng không kém cạnh
gì đại dịch “béo phì”
Theo một kết
quả nghiên cứu của khoa Tâm Lý Học trường Brigham Young University tại Mỹ vào tháng
3/2015 vừa qua dựa trên phân tích các dữ liệu của 3 triệu người trên toàn thế
giới trong vòng 34 năm (1/1980-2/2014), sự cô lập xã hội, cô đơn, và lối sống
đơn chiếc sẽ có khả năng trở thành đại dịch mới của thế giới vào năm 2030,
tương đương với đại dịch béo phì, nếu tình hình các mối quan hệ xã hội của con
người trong hiện tại không được xem xét và cứu chữa một cách nghiêm túc. Sự cô
lập xã hội, cô đơn, lối sống đơn chiếc làm tăng nguy cơ tử vong của con người lần
lượt là 29%, 26%, và 32%, thậm chí còn có tác dụng xấu lên sức khỏe không khác
gì tác hại của việc hút 15 điếu thuốc lá mỗi ngày hay bị nghiện rượu.
Không chỉ dừng
lại ở đó, trong quyển sách “Đuổi Theo Tiếng Thét: Những Ngày Đầu và Cuối Của Cuộc
Chiến Chống Thuốc Gây Nghiện” (Chasing the Scream: The First and Last Days of
the War on Drugs) được xuất bản đầu năm 2015 vừa qua, tác giả Johann Hari đã chứng
minh một cách vô cùng thuyết phục rằng: lý do sâu xa của nghiện ngập cũng chính
là sự cô đơn! Một trong vô số những bằng chứng/nghiên cứu cô đưa ra đó là đa số lính Mỹ trong cuộc
chiến tranh với Việt Nam nghiện thuốc phiện nặng, nhưng khi chiến tranh kết
thúc, hơn 95% những người lính này khi được trở về với gia đình, được kết nối
trở lại với xã hội, họ không hề nghiện nữa!
Điều này cho
thấy sức khỏe tâm lý quan trọng không kém gì sức khỏe thể chất, và có ảnh hưởng
sâu sắc đến lối sống của con người, nhưng đa phần, thường bị xem nhẹ, thậm chí
coi thường, nhất là ở những nơi mà việc đi khám bác sỹ tâm lý bị xem là việc
đáng xấu hổ.
2. Nghịch lý Internet: Cô đơn giữa 5000
người bạn?
Dựa trên một
kết quả nghiên cứu được công bố và cuối năm 2014 và dẫn đầu bởi giáo sư Hayeon
Song ngành Giao Tiếp tại đại học Wisconsin-Milwaukee ở Mỹ, trong thời đại của sự
cô đơn này, khi người ta càng cô đơn thì sẽ càng dành nhiều thời gian hơn trên
facebook để tìm kiếm tình bạn, nhưng facebook không phải là nguyên nhân dẫn đến
cô đơn.
Ngày nay người
ta có thể cảm thấy cô đơn ngay cả khi đang đi với cùng một đám bạn. Một phần đó
là vì thời gian dành cho những mối quan hệ giữa người với người đang dần bị lấn
chiếm bằng những mối quan hệ ảo giữa người và máy. Hình ảnh cả nhóm bạn đi chơi
với nhau nhưng mỗi người đều chăm chú vào màn hình điện thoại là chuyện thường
thấy hiện giờ.
Con người
đang dần mất đi khả năng diễn tả cảm xúc qua ngôn ngữ, cử chỉ vì nó đang dần bị
thay thế bởi những emoticon, những “like” và “comment,” những tin nhắn vội
vàng, đầy những chữ viết tắt. Điều đó khiến chúng ta dần mất đi khả năng giao
tiếp khi đối mặt trực tiếp, dần mất đi sự kiên nhẫn khi ngồi lắng nghe ai đó
tâm sự, và dần mất đi khả năng cảm thông. Hậu quả là khi chúng ta cần sử dụng
ngôn ngữ, chúng ta không biết diễn đạt thế nào để được hiểu, và ngày càng trở
nên đơn độc hơn trong thế giới ảo của hàng trăm có khi đến hàng ngàn “bạn” trên
các mạng xã hội, cái được gọi là “nghịch lý internet” (internet paradox).
3. Mối liên kết giữa cô đơn, trầm cảm,
và tự tử
Chỉ vài ngày
trước đây, một phi công người Đức đã lái chiếc máy bay có 149 hành khách lao xuống
dãy Alpes - Pháp, gây tử vong cho tổng cộng 150 người. Nguyên nhân ban đầu được
nhận định là do anh tự tử vì trầm cảm. Điều này đã khiến những người biết anh bất
ngờ vì họ đều cho rằng anh là người lạc quan, khỏe mạnh, hay chạy marathon, và
đam mê với nghề.
Andrew
Solomon, một chuyên gia về tâm lý, tác giả của quyển “Giải Phẫu Sự Trầm Cảm”
(An Anatomy of Depression) đã khẳng định trên trang theguardian.com rằng “trầm
cảm là một căn bệnh của sự cô đơn.” Một người khỏe mạnh về thể chất, vui vẻ ở
bên ngoài chưa chắc đã không cô đơn ở bên trong tâm hồn họ.
WHO (World
Health Organization – Tổ Chức Sức Khỏe Thế Giới) đưa ra thống kê vào năm 2012,
trầm cảm là khuyết tật lớn nhất ở con người trên toàn thế giới, và có ít nhất
350 triệu người trên toàn thế giới đang mắc chứng bệnh này, gây ảnh hưởng đến cả
những người yêu thương họ nữa. Thường trầm cảm bắt đầu từ rất sớm, ảnh hưởng phụ
nữ nhiều hơn đàn ông, nhất là những phụ nữ vừa sinh nở: cứ 10 người mẹ vừa sinh
con thì có 1-2 bà mẹ bị trầm cảm. Hậu quả tệ nhất của trầm cảm là tự tử. Cũng
theo WHO, trung bình mỗi năm trên thế giới có 20 triệu người cố gắng tự tử, và
1 triệu người trong số đó tử vong vì tự tử, với nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến
tự tử là các bệnh tâm lý. Trong hơn 50 năm qua (1960-2012), tỷ lệ tự tử toàn cầu
đã tăng gần 60%, với phần lớn (75%) các vụ tự tử xảy ra ở các nước có thu nhập
thấp và vừa.
Những dấu hiệu
giúp bạn tự nhận biết mình có bị trầm cảm hay không đó là sự buồn bã, lo lắng bồn
chồn, tuyệt vọng, nghĩ đến cái chết, mất hứng thú với những thứ xung quanh, kể
cả tình dục, cảm thấy có lỗi hoặc mất tự tin vào những giá trị của bản thân, ăn
không ngon, ngủ không yên, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và khó tập trung, sử dụng
rượu bia, thuốc lá hay thuốc gây nghiện nhiều hơn bình thường. Nếu bạn cảm thấy
mình có những triệu chứng này, thì hãy đến gặp bác sỹ tâm lý ngay để được điều trị
kịp thời vì trầm cảm hoàn toàn có thể chữa được!
4. Hai liều thuốc đơn giản nhất để
thoát khỏi cô đơn
1. Tiếng Cười:
khi một nhóm những người lạ xem phim hài và cười cùng nhau, họ sẵn sàng mở lòng
chia sẻ với nhau những thông tin riêng tư hơn là nhóm người xa lạ xem chung một
phim tài liệu hay một trận đấu gôn. Khi bạn sẵn sàng chia sẻ với ai đó những
thông tin cá nhân hơn thì bạn sẽ dễ dàng kết bạn với họ hơn, đồng thời mối quan
hệ giữa bạn và người đó sẽ được thắt chặt hơn. Theo kết quả nghiên cứu này được
công bố vào tháng 3/2015 vừa qua trên báo khoa học Human Nature (Bản Chất Con
Người) thì rõ ràng cùng nhau tạo ra tiếng cười là công cụ dễ nhất để khiến các
mối quan hệ xã hội của bạn “đậm đà” hơn chứ không phải là facebook nhé! ;)
2. Sự Quan
Tâm: lần gần đây nhất bạn nhìn vào mắt ai đó, mỉm cười, và hỏi “Bạn cảm thấy thế
nào? Mọi thứ có ổn không?” là khi nào? Khi bạn thực lòng quan tâm đến một người
khác, không những bạn có thể giúp họ thoát khỏi cô đơn mà họ cũng sẽ có thể
giúp bạn thoát khỏi sự cô đơn của chính bạn nữa.
Dr.M có thể cho tôi email liên lạc được không ạ? Cảm ơn.
ReplyDeleteThanhminhnt@gmail.com ạ!
ReplyDelete